Dạo gần đây tôi được đọc và nghe rất nhiều người nói, khi giá đất tăng cao như Kỳ Anh, Hồng Lĩnh, Hương Khê, Yên Thành… trên các group mua bán mà chạnh lòng. Họ đứng chửi, vừa đi vừa chửi, vừa nằm vừa cầm smartphone cũng lên mạng chửi vì giá nhà đất tăng ghê quá. Và hầu như họ (số đông đang chửi ấy) đều có một điểm chung, mua không kịp trước cơn ‘lên đồng’ của đất đai.
.
Trước đây, khoảng 2017-2018 khi đất Yên Thành bắt đầu lên cao, tôi cũng bị cuốn theo ‘định kiến’ đám đông giống vậy. Nó tạo ra nỗi sợ, là rào cản khiến tôi cũng như nhiều anh em khác, không nhìn ra cơ hội, không dám dấn thân vào con đường đầu tư và đó cũng là lý do lớn nhất cho đến giờ mình vẫn còn… nghèo. Thậm chí những ngừoi giàu lên từ đất Yên Thành lúc đó họ có khi còn chưa nhận ra, có chăng là mua cho con cái hoặc cứ để đó đã, cất tiền chứ chưa hẳn là “tầm nhìn”. Thế nhưng ai thắng ai thua thì đã rõ.
.

.
Cách đây mới 5 năm lúc tôi còn làm ở Cengroup Hà Nội, một căn hộ chung cư có giá 60tr/m2, căn biệt thự có giá trên 30 tỷ đã là hàng khủng, chỉ những người giàu mới mua nổi. Nhưng giờ, không hiếm những căn hộ có giá chào bán trên 200tr/m2, biệt thự trên 200 tỷ đã là chuyện bình thường mới.
.
Xem thống kê 200 người giàu nhất Việt Nam thì thấy: Họ giàu lên từ bất động sản là chủ yếu. Tiếp theo là từ đầu tư tài chính, ngân hàng, khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất, dịch vụ. Vn nằm trong top những quốc gia có tầng lớp siêu giàu và trung lưu phát triển nhanh nhất thế giới. Nó lý giải vì sao những CĐT phát triển các dự án BĐS hạng sang 2-3 năm gần đây có giá cao ngút trời nhưng đều bán hết.
.

.
Tôi không cổ xuý cho việc đầu cơ đẩy giá đất đai, vì nó tạo ra những hệ luỵ to lớn cho nền kinh tế. Chính bản thân tôi cũng sốc trước cái tin giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ/m2. Nó xác lập một tầng cao mới báo hiệu cho thị trường BĐS Vn khả năng cao sẽ bức phá từ 2022. Nhiều khi tôi tự hỏi đến đời con mình làm sao mua nổi khi mà đời thằng cha nó đã không dám nghĩ rồi? 

Câu hỏi cần đặt ra lúc này: vì sao lại như thế và chúng ta phải làm gì thay vì tốn năng lượng đi… chửi.?
.
Một số báo dẫn các câu chuyện ở phương Tây, Hàn Quốc, Nhật Bản và gần nhất là câu chuyện Evergrande bên TQ vỡ nợ, chính phủ TQ bắt đầu siết thị trường BĐS, v.v… Thế nhưng, báo chí hay chuyên gia lại không chỉ ra việc VN chúng ta đi sau các nước đã phát triển ít nhất 30 năm. Ở VN, bắt đầu thời kì đổi mới có thể tính từ cột mốc 1986 và chúng ta đang đi theo xu hướng mà các nước phát triển đều đã trải qua. Trong xu hướng hội nhập với toàn cầu, Vn có nền kinh tế mở thì những gì đã diễn ra trong quá khứ của các nước phát triển, chắc chắn sẽ xảy ra, không ít thì nhiều ngay tại VN nhưng với tốc độ kinh hoàng hơn. Nhìn lại sự phát triển của VN 20 năm qua, chúng ta sẽ thấy rất rõ. Và dòng chảy của xu hướng là thứ không thể chống lại, chỉ có cách duy nhất, phải học cách thích nghi càng sớm càng tốt để không bị bỏ lại phía sau.
.
Làm sao để theo kịp xu hướng? Đó là hãy trang bị cho mình, cho con mình kiến thức về tài chính, có tư duy đầu tư càng sớm, càng tốt. Thay vì đào bới chăm chăm vào những rủi ro thì hãy xới tung lên để tìm đâu là cơ hội và sự tích cực phù hợp với mình. Và tốt nhất là nên mua sớm đi. Ngắn gọn thế thôi. Chúng ta còn 10 năm nữa, trước khi mọi thứ được an bài…